Xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung như thế nào khi chia thừa kế?

Xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung như thế nào khi chia thừa kế? Theo quy định, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung với người khác thì xác định phần của người để lại di sản như thế nào khi chia thừa kế? 

Xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung như thế nào khi chia thừa kế? Theo quy định, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung với người khác thì xác định phần của người để lại di sản như thế nào khi chia thừa kế? 
Xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung như thế nào khi chia thừa kế?

1. Xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung của vợ chồng

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…

  • Xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung

Theo đó, tài sản là nhà đất là tài sản chung của vợ chồng khi:

– Hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung của vợ chồng

– Được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… chung

– Tài sản riêng nhưng đã nhập vào tài sản chung

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Theo đó, khi xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung của vợ chồng thì thường sẽ chia đôi. Sau đó sẽ lấy phần của người để lại di sản để chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đất là tài sản chung của hộ gia đình

Nếu muốn chia thừa kế đất là tài sản chung của hộ gia đình thì cần xác định được phần quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất hộ gia đình. Có một cách để dễ chia chính là tách riêng thửa với từng người.

Theo đó, có 02 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Đất đủ điều kiện tách thửa và các thành viên trong hộ gia đình đồng ý cho tách thửa

Theo điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024, nếu các thành viên muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình và được các thành viên còn lại đồng ý tách thửa để thực hiện việc phân chia di sản với phần đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa.

Sau đó, phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người đã mất sẽ trở thành di sản thừa kế và được chia cho những người thừa kế như bình thường.

Xác định tài sản là nhà đất trong khối tài sản chung

  • Trường hợp 2: Không đủ điều kiện tách thửa hoặc không thống nhất được việc tách thửa

Trên thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện tách thửa do đất không đủ điều kiện tách thửa hoặc các thành viên trong hộ không thỏa thuận được với nhau về việc tách thửa như thế nào nên không thể tiến hành việc chia đất.

Tuy nhiên, việc chia thừa kế đất hộ gia đình có thể giải quyết bằng cách định giá đất bằng tiền và chia những người thừa kế phần tiền tương ứng với giá trị tài sản mà người đã mất để lại.

Khi đó, chỉ cần xác định những người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là có thể hoàn tất thủ tục chia thừa kế.

Trường hợp những người thừa kế không thể thỏa thuận được với các thành viên khác của hộ gia đình về việc chia thừa kế phần đất là di sản thuộc đất hộ gia đình này thì có thể khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

3. Nhà đất là tài sản chung với nhiều người khác

Tương tự như trường hợp chia đất của hộ gia đình, trường hợp đất có Sổ đồng sở hữu thì nếu từng thành viên trong nhóm muốn thực hiện quyền với phần quyền sử dụng đất của mình thì buộc phải thực hiện đăng ký biến động hoặc tách thửa và làm thủ tục cấp Sổ (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024).

Bài viết liên quan